Nhà cao cửa rộng he...he...

Blog

13/04/2009 21:12

Những bài thơ tôi thích 2

Nguyễn Bắc Sơn, Linh Phương, Vũ Trọng Quang là 3 ông lính "ngụy" thứ thiệt, tức trước 1975, Mỹ Thiệu có phát súng cho các ông đi săn Việt cộng. Không biết trong mấy năm lính các ông bắn biếc thế nào, chỉ thấy trong những bài thơ "chiến đấu" của mấy ông toàn phá phách, rượu chè, gái gú, hoang mang, chưởi thề, xin xí điều (xin hòa), bắn chỉ thiên... Chẳng có bài nào "rực lửa căm thù" hay "đường ra trận mùa này đẹp lắm"... chắc vì thế nên thơ trận mạc của mấy ông cứ bát ngát... buồn.

 

 

Mật khu Lê Hồng Phong

Nguyễn Bắc Sơn

 

Tướng giỏi cầm quân trăm trận thắng
Nhưng ngại hành quân động Thái An
Cát lún bãi mìn rừng lưới nhện
Mùa khô thiếu nước lính hoang mang

Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu

Mai ta đụng trận, may còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui

Ngày vui đời lính vô cùng ngắn
Mặt trời thoắt đã ở hướng tây
Nếu ta lỡ chết vì say rượu
Linh hồn chắc sẽ thành mây bay

Linh hồn ta sẽ thành đom đóm
Vơ vẩn trong rừng động Thái An
Miền bắc sương mù giăng bốn quận
Che mưa dùm những nắm xương tàn

 

Hành quân

Linh Phương

 

Dăm thằng đụng trận. Dăm thằng chết

Chỉ sót mình ta cứ sống nhăn

Đù má nhiều khi buồn hết biết

Lo mãi sau này cụt mất chân

 

Mấy tháng hành quân chưa ngơi nghỉ

Tóc tai dài thượt giống người rừng

Kinh Kha vác súng qua Dịch Thủy

Thề chẳng trở về với tay không

 

Chiến hữu ta toàn dân thứ dữ

Uống rượu say chưởi đổng dài dài

Bồ bỏ, tức mình xăm bốn chữ

“Hận kẻ bạc tình” trên cánh tay

 

Chiều qua sém chết vì viên đạn

Du kích bên sông bắn tỉa hù

Cũng may gặp phải thằng cà chớn

Thấy mặt ta ngầu bắn đéo vô

 

Nhớ hôm bắt được em Việt Cộng

Xinh đẹp như con gái Sài Gòn

Ta nổi máu giang hồ hảo hớn

Gật đầu ra lệnh thả mỹ nhân

 

Mai mốt này đây nơi trận tuyến

Gặp ta em bắn chớ ngại ngùng

Cuộc chiến đâu dành cho nhân nghĩa

Đời nào đạo lý với bao dung.

 

 

Vũ Trọng Quang

Ngôi nhà

 

Một tay ôm con một tay ôm đàn

không còn tay nào mẹ vẫy chào khu rừng lãng mạn khói lửa

tôi bắt đầu tôi dưới chân cầu

thở mùi tanh của cá

tắm dòng sông nước đen

từ tiếng rao bán báo tôi lớn lên

từ tiếng gõ vào thùng đánh giầy tôi lớn lên

em dậy thì bên kia sông

tôi tỏ tình bằng im lặng.

 

Cha tôi bỏ xác trên rừng

mẹ ngồi đan áo mũi kim đâm vào đầu ngón tay

nước mắt rơi xuống hai chữ anh hùng

tôi tiếp tục cầm súng đi ngược chiều Trường Sơn

mở khóa an toàn bắn chỉ thiên

cuộc chiến khốc liệt cuối cùng đã kết thúc

tôi và em bày ra một xung đột khác.

 

Mẹ không còn ngồi đan áo

ngón tay còn nhỏ máu

ngón tay bấm vào dây đàn

nốt nhạc rơi xuống hai chữ anh hùng.

 

Con tôi vẽ chân dung tôi

không rõ nét.

 

13/04/2009 18:06

Những bài thơ tôi thích

Nhà thơ Luân Hoán là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tôi đọc nhiều thơ ông nhưng chỉ thích ít bài thôi. Dưới đây là bài thơ tôi đọc nhiều lần nhất, mỗi lần lẩm nhẫm lại thấy thương thương, chắc tại vì nó thật quá.

 

Ghé thăm ngươi tình cũ

Luân Hoán

 

Tôi trở về tình cờ không biết trước
Chồng của em vừa mới hy sinh
Em đã nặng hai vai hai đứa trẻ
Đâu đủ giờ sầu cho chóng bạc tóc xanh

Tôi muốn ngõ cùng em lời xin lỗi
Lời chia buồn, nhưng ngại mất lòng em
Tôi muốn thở vào môi hai đứa trẻ
Nhưng ngại buồn lòng người quá cố, không nên

Mắt em đỏ như cây đèn sáp trắng
Tôi không tin em khóc được một mình
Lòng tôi mở chia hộ em giọt tủi
Xin em cầm đặt nhẹ xuống lư hương

Tôi muốn hỏi bây giờ em còn giữ
Suốt cuộc đời nghề y tá hay không ?
Và băng bó vết thương người có đủ
An ủi mình mang nặng vết thương ?

Sao em bảo đời em toàn đau khổ
Biết, tránh rồi, mà vẫn gặp, thế thôi
Chồng từ trận, người yêu xưa tàn tật
Ai mong cho ngày tháng nhẹ ưu sầu

Tôi không chống nạng về đây để gõ
Lên tim em những kỷ niệm xa vời
Cũng không để nhờ em băng bó
Nỗi điêu tàn trên thân thể của tôi

Và chắc chắn không làm sao cắt nghĩa
Lần ghé thăm của gã thương binh
Đã có vợ, có con xinh đẹp
Em bằng lòng, kỷ niệm khó quên ?

Thôi đã trót đến đây rồi, hãy rót
Cho lòng nhau chút lệ ấm đi em
Bàn chân trái ngày xưa em thường gối
Giờ xin đời làm một quê huơng.

Hãy thắp đèn lên cho con em ngồi học
Cho con tôi tập vẽ bản đồ
Đừng có khóc, tôi đi đây, đùng có khóc
Nạng gõ sầu lóc cóc đường khuya

 

13/04/2009 17:57

Tôi và ...Tôi

 

 magnify

Ở đời biết ai Sanh ai Thông

Ngay Sanh như mình đôi lúc cũng Lý Thông đôi đoạn.

Một vài bạn Thái Dương sau khi đọc bài này cứ nhìn lão nghi nghi...

Tòa sọan Mực Tím dạo ấy cứ gặp nhau là "Chào anh Thông ! hi...hi..."

Ai cũng muốn là Sanh cả, vậy mình:

Trên đời lắm bạn Thạch Sanh

Cho nên phải uống để thành Lý Thông.

Xin bác Thái bài này về nhà cho vợ Lý Sanh đọc chút.

 

Nguyễn Thái Dương

Tôi và ...Tôi

Khi không tôi mất tôi rồi

Tôi bây giờ với tôi hồi xa xưa

Đang sớm nắng, đã chiều mưa

Nửa mong nhất quán, nửa chờ phân thân

Đêm tín ngưỡng, sáng vô thần

Một thiên đường nhớ, một trần gian quên

Mắt chốn dưới, hồn cõi trên

Cười vang tiếng khóc, khóc nên câu cười

Chân chưa nhón, bước đã dời

Trời đầy cho chiếc trăng vơi phận mình

Mua khờ khạo, bán thông minh

Ném hoài nghi, giữ cả tin vào lòng

Trồng hạt có, hái quả không

Gieo Thạch Sanh, mọc Lý Thông trở cờ

...Đôi lần tôi mất tôi xưa

Cũng đành có lúc tôi ngờ vực tôi !

13/04/2009 17:34

Những bức ảnh làm chấn động thế giới

Soạn: HA 1001469 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 

Những xác chết trong cuộc nội chiến Mỹ năm 1863

 

Photobucket

Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành hình trước 10,000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô ta, năm 1930.

Soạn: HA 1001461 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"

Người đàn bà tên Florence Owens Thompson, chồng bà vừa chết vì bệnh lao để lại 7 đứa con thơ. Vẻ mặt của người đàn bà và những cái đầu gục xuống bờ vai đã gây nên một sự thương tiếc lớn lao và cũng trở thành món hàng để ngã giá trên bàn cờ chính trị nước Mỹ khi ấy, năm 1936


Soạn: HA 1001489 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Vụ nổ khinh khí cầu Hindenburg vào ngày 6/51937 mới là bức ảnh gây kinh hoàng nhất,Năm 1937.

 

Năm 1039 đến năm 1945 tội ác của phát xit Đức

Vụ thảm sát Nam Kinh quân Nhật chiếm đóng thành phố mà không gặp khó khăn nào. Cảm thấy bị sỉ nhục vì không chiếm được Trung Quốc trong vòng 3 tháng như đã hứa với Nhật hoàng, quân đội Nhật tiến hành chiến dịch giết người, hãm hiếp và cướp phá để trả thù cho tới tháng 3/1938, Tháng 7-1937

 

Photobucket

Chân dung của cô gái 14 tuổi Anne Frank, một trong 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc xã hành hình trong sự kiện Holocaust, Năm 1941.


6-1.jpg picture by utmap84

Trại tập trung Buchenwald, Năm 1945


Photobucket

Đám mây hình nấm trên bầu trời Nakasaki đã giết chết hơn 80 ngàn người và đã trở thành nỗi ám ảnh đe dọa cho hòa bình nhân loại, ngày 9 tháng 8 năm 1945


8-1.jpg picture by utmap84

Quang cảnh sau vụ nổ


-Hãy cứu tôi -Tác phẩm chụp một thương binh bị bỏ lại trên chiến trường Okinawa, xen lẫn giữa những tiếng rên xiết vì đau đớn là những lời nguyện cầu mong được sống: Hãy cứu tôi !! !! !! 29/04/1945.


9-1.jpg picture by utmap84
Hazel Bryant là cô gái đang mở to miệng trong hình và nhục mạ Elizabeth Eckford, một thành viên trong phong trào Little Rock Nine, phong trào đòi quyền bình đẳng cho người da đen tại Mỹ trong thời kỳ phân biệt chủng tộc tại quốc gia này. Ảnh chụp bởi Will Counts.
Năm 1947

 

 

Photobucket

Đông Đức. Con gái gặp lại người lính Đức của Chiến tranh Thế giới thứ 2, hết hạn tù trở về từ Xô viết. Tác giả Helmut Pirat.năm 1956.

 

 

Photobucket

Sinh viên, thành viên của lực lượng tích cực cánh phải giết đại diện của Đảng xã hội Iniziro Asanumo. Tác giả Yasushi Nagao.12 tháng 10 năm 1960 tại Tokyo.


Photobucket

Căn cứ thủy Puerto Kabello. Lính bắn tỉa ngục ngã trên tay cha đạo, 4 tháng 6 năm 1962.


Photobucket

Năm 1963 Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu


Photobucket

Người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ khóc chồng, trở về sau cuôc chiến tranh Hy lạp - Thổ. Tác giả Donald Makkalin, Tháng 4 năm 1964. Cyprus.


Photobucket

Tháng 9 năm 1965. Bình Định. Người mẹ và bọn trẻ vượt sông, thoát khỏi vùng bom địch. Tác giả Kyoichi Savada

 

 

Photobucket

24 tháng 2 năm 1966. Tân Bình, miền Nam Việt Nam. Lính Mỹ kéo xác Việt cộng trên đường. Tác giả Kyoichi Savada.


Bức ảnh của phóng viên chiến trường Larry Burrows chụp cảnh lính Mỹ ở chiến trường Nam Việt Nam năm 1966 - được đăng ngay sau đó trên tạp chí LIFE - đã củng cố thêm sự khẳng định của dư luận tiến bộ Mỹ rằng, người Mỹ lẽ ra không bao giờ nên tham chiến tại Việt Nam.

Soạn: HA 1001503 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bức ảnh chụp Che ở Bolivia khi ông đã bị chết. Trước khi chôn cất ông vào một nơi bí mật, chính quyền Bolivia khi đó quyết định cho phóng viên vào chụp ảnh để họ chứng minh rằng Che đã chết.Nhưng việc giết đi một huyền thoại là tạo cho dày thêm sức sống bất diệt của họ. Sau đó bức ảnh này loan đi toàn thế giới và tình cảm dành cho Che lại càng sống hơn bao giờ.hết, năm 1967.


Soạn: HA 1001475 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bức ảnh làm thay đổi chiến tranh việt nam, năm 1968

 

 

Photobucket


Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già.


Photobucket

Tháng5 năm 1969. Londonderry Bắc Ireland. Tín đồ Thiên chúa giáo đụng độ với quân Anh. Tác giả Hanns Jorg Anders.





13-1.jpg picture by utmap84

Năm 1970 Bức ảnh chụp bởi John Paul Filo miêu tả cô sinh viên Mary Ann Vecchio đang quỳ xuống và khóc bên cạnh xác của một người bạn sau khi người này bị bắn bởi cảnh sát trong cuộc biểu tình phản chiến tại Đại học Kent State. Bức ảnh đã lột tả sự chia rẽ trong xã hội Mỹ vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam








Photobucket

29 tháng 12 năm 1971. Đông Đức. Cuộc đấu súng giữa cảnh sát và bọn cướp nhà băng. Tác giả Volfrang Peter Geller






14-1.jpg picture by utmap84

Năm 1972 Một bức ảnh nổi tiếng nói lên sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam: Phan Thị Kim Phúc, cô bé 9 tuổi trong hình đang la khóc trong kinh hoàng và chạy đi trong tình trạng bị bỏng nặng sau khi gia đình em bị một trận bom napal dội xuống. Bức ảnh đã gấy chấn động thế giới, buộc người ta phải nhìn nhận lại những hậu quả mà chiến tranh đã gây ra cho những người dân Việt Nam. Bức ảnh này cũng mang về cho tác giá, Nick Út giải Pulitzer.

 


Xe tăng quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập - Sài Gòn 30/4/1975

 

139.jpg picture by tuan0t
30-4-1975 Bức ảnh nổi tiếng: Những chuyến bay di tản cuối cùng

 

 

Photobucket

22 tháng 7 năm 1975. Boston. Đứa bé gái và người phụ nữ rơi từ cửa sổ trong khi đang nỗ lực thoát khỏi đám cháy. Tác giả Stenli Forman


15-1.jpg picture by utmap84

Năm 1976 Đây là một trong những cuộc biểu tình bạo động tại Soweto, Nam Phi trong thời kỳ phân biệt chủng tộc Apartheid. Bức ảnh chụp bởi Sam Nzima này thể hiện hình ảnh cậu học sinh Hector Pieterson đang được bế bởi bạn mình nhằm chạy khỏi vụ biểu tình trong tình trạng hết sức nguy kịch. Kết quả cuộc biểu tình của những học sinh này là 20 học sinh đã bị chết khi cảnh sát nổ súng về phía đoàn biểu tình, trong đó có Hector.


Photobucket

Tháng 1 năm 1976. Lebanon. Những người lánh nạn Palestin. Tác giả Frankoz Demulder


Photobucket

Tháng 8 năm 1977. Cảnh sát dùng hơi cay chống lại sự phản kháng của dân Modderdam trong khi phá nhà ở của họ. Tác giả Lesli Hammond


Photobucket

Tháng 3 năm 1978. Tôkyo. Bạo động chống lại việc xây sân bay Narita. Tác giả Sadaiuky Mikami.


Năm 1979 Bức ảnh về một cuộc tàn sát hàng loạt đối với người Kurd ở Iran

 

Photobucket

Uganda - 1980 1 bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi, . Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.


Photobucket

37-18 tháng 12 năm 1982. Lebanon. Vụ thảm sát người Palestin cuối cùng. Tác giả Robin Moier.

 

Hình ảnhHình ảnh

Những năm 80 tội ác của bọn diệt chủng polpot


Photobucket

30 tháng 10 năm 1983. Đông Thổ Nhỹ Kỳ. Kezban Ozer tìm thấy thi thể 5 đứa con sau trận động đất. Tác giả Mustafa Bozdemir



Năm 1984 - Pablo Bartholomew
Bhopal, Ấn Độ, Tháng 12 năm 1984.
Rò rỉ khí ga độc hại là nguyên nhân dẫn đến cái chết của đứa bé. Bức tranh thể hiện mặt trái của công nghiệp hóa

 

 

16-1.jpg picture by utmap84

Ngày 13 tháng 11 năm 1985 Đôi mắt đã ám ảnh người xem này là của cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez trong thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia , đã giết chết 25 ngàn người. Trong ảnh, Omaya đã kiệt sức vì bị mắc kẹt gần 3 ngày đêm trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Mọi người đã ở bên cạnh em và cùng cầu nguyện cho đến khi em không còn cầm cự được sau 60 giờ. Bức ảnh được chụp bởi Frank Fournier


17-1.jpg picture by utmap84

Năm 1989 sự kiện thiên an môn Bức ảnh của Jeff Widener được mang tên là “Người nổi loạn vô danh”, với hình ảnh một người đang đứng cản trước đoàn xe tăng của Quân đội Giải phóng Trung Quốc đang tiến vào để đàn áp cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. Đây còn được biết đến với tên gọi “Sự kiện Thiên An Môn” nổi tiếng tại Trung Quốc.



18-1.jpg picture by utmap84
 
 

 

Năm 1991 Thương binh chiến tranh vùng Vịnh

Bức ảnh tiêu biểu cho cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 của David Turnley: người lính này đã bật khóc khi biết được bên trong chiếc bọc đựng xác cạnh anh ta là xác của người đồng đội, bị bắn chết bởi “chính đạn của phe mình” (nguyên văn “friendly fire”). Bức ảnh đã trở thành hình tượng tiêu biểu cho một cuộc chiến đã bị bưng bít thông tin bởi Lầu Năm góc.

 

Photobucket
Năm1993 kền kền chờ đợi Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.


20-1.jpg picture by utmap84

Thảm kịch tại Oklahoma 1995 Người lính cứu hỏa này đã rút đôi găng tay thô ráp ra khỏi tay mình để đón lấy một đứa trẻ sơ sinh vẫn chưa biết sống chết thế nào bằng đôi tay mềm mại nhất, đôi mắt anh ta trìu mến nhìn đứa trẻ như muốn nói: “Sẽ không sao đâu, đã có chú đây!”. Hình ảnh này của Chris Porter tường thuật lại hậu quả sau đợt tấn công khủng bố bằng bom vào một tòa nhà chính phủ tại Oklahoma năm 1995 làm 168 người chết và hơn 800 người bị thương. Cho đến sự kiện 11/9 thì đây là vụ khủng bố gây hậu quả nghiêm trọng nhất tại Mỹ


Photobucket

Tháng 5 năm 1995. Đứa bé ngoái nhìn ra từ trong chiếc xe buýt chở những người chạy khỏi Grozny tránh khỏi trung tâm của cuộc chiến. Bức ảnh đăng trên tờ báo Washington Post

 

Photobucket

11 tháng 9 năm 2001 Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ sau khi tòa nhà này bị 2 máy bay đâm vào trong sự kiện “11 tháng 9” này đã gây một cảm xúc rất mạnh đến người dân Mỹ. Nhiều người cho đó là sự xúc phạm đến người đã chết. Nhưng Richard Drew, tác giả bức ảnh thì biện hộ rằng, bức ảnh đã diễn tả một quyết định giữa sống và chết của con người khi bị dồn vào đường cùng.


Photobucket

31 tháng 3 năm 2003. Irac. Người đàn ông cố gắng che chỏ cho đứa con trong nhà tù dành cho các tù binh quân sự. Tác giả Jan Mark Buzu


Năm 2004 thảm hoạ sóng thần tại ấn độ dương

 












Năm 2008 Động đất tại tỉnh tứ xuyên trung quốc

 

Cảm ơn chủ nhân blog HOÀNG SA TRƯỜNG SA đã sưu tầm và tổng hợp trang ảnh xúc động này.

 

 

13/04/2009 16:48

Tổ Quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt

Entry for January 11, 2009
Entry for January 11, 2009magnify
 
Lâu lắm rồi mới đọc được bài thơ làm mình bàng hoàng như vậy.
Chắc nhà thơ Bùi Minh Quốc phải nghiến răng khi viết bài này.
Giọng thơ đầy uốt khí nhưng đọc xong tự nhiên khóc.
Càng đọc càng sôi máu.
Hôm rồi nhân vụ bô xít bô xeo ở Tây Nguyên, mình trợn mắt, bặm môi đọc cho bạn bè nghe bài này mà cứ tưởng như từ trong đờm, trong máu của mình phụt ra vậy.
Quý trọng ông từ "Một sớm mai xuân trước cửa hầm giả chiến thấy trời xanh xao xuyến..." Đến " Tổ Quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt" và những đơn thư ông kính gữi lung tung thấy con người này yêu nước đến bất thường.
Xin dành một góc trang trọng cho bài thơ này và cùng rùng mình với ông.


 

TỔ QUỐC RÙNG MÌNH

TRONG CƠN NHẬU NHẸT


Còn ai kêu cho những cây thông không biết nói
Khi nhà thơ bị bóp cổ nghẹn lời
Rừng nguyên sinh vung lưỡi rìu quỉ đói
Rắc rắc cây xô cốc chạm quỉ vang cười

Chúng nó nhậu từng cánh rừng dải núi
Từng khoảng trời miệt đất lòng khơi
Nhậu tất cả từ Vua Hùng để lại
Nhậu đến nàng Tô Thị rã thành vôi

Chúng nó nhậu trên thân em trinh bạch
Trên lưng mẹ già còm cõi một đời bom
Con mất xác dưới chân thành Quảng Trị
Mẹ khoét hầm nuôi tiếp biết bao con

Kìa mẹ về run rẩy dưới mưa tuôn
Qua cửa vi-la thấy đàn con ngồi nhậu
Những đứa con thoát chết vụ khui hầm
Đang tưng bừng nâng cốc tụng nhân dân

Tổ Quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt
Có nghe chăng con cháu ngợi ca Người
Và hạ bút ký hợp đồng cái rẹt
Hợp đồng này giầu đẹp lắm Người ơi !

 

13/04/2009 16:42

Những bức thư 4

 

Thư gửi con gái

của tổng thống Barack Obama

Thanh Tuấn dịch
Tuổi trẻ Online

 

Malia và Sasha thân yêu,

Cha biết các con đã có nhiều điều thú vị trong hai năm đi theo chặng đường vận động tranh cử: được tới những cuộc picnic, diễu hành và hội chợ, ăn đủ thứ đồ tạp mà mẹ con và cha đúng ra không nên cho các con như vậy. Nhưng cha cũng biết mọi thứ không dễ chút nào cho các con và mẹ. Dù các con vui thích thế nào với chú cún mới, điều đó cũng chẳng thể bù đắp lại được những khoảng thời gian chúng ta xa cách nhau. Cha biết mình đã bỏ lỡ nhiều thế nào trong suốt hai năm qua, và hôm nay cha muốn nói cho các con một chút vì sao cha quyết định đưa gia đình ta vào hành trình này.

Khi còn trẻ, cha nghĩ cuộc đời tất cả là về bản thân mình - làm cách nào cha có thể tạo dấu ấn được nơi cõi đời này, trở nên thành công và đạt được những gì mình muốn. Thế rồi hai con bước vào cuộc đời cha với tất cả những sự tò mò, láu lỉnh cùng những nụ cười chưa lúc nào thôi làm tràn ngập trái tim cha và làm rạng ngời những tháng ngày đi qua. Bất ngờ cha nhận ra những kế hoạch to tát cha vạch ra cho chính mình không còn quan trọng nữa.

Cha nhanh chóng thấy niềm vui lớn nhất trong đời mình chính là niềm vui cha thấy được ở các con. Cha nhận ra cuộc đời chẳng còn ý nghĩa nếu cha không đảm bảo cho các con có mọi cơ hội để được hạnh phúc và phát huy được hết những gì nơi các con. Cuối cùng, các con à, đó chính là lý do cha chạy đua làm tổng thống: vì những gì cha muốn dành cho các con và mọi đứa trẻ ở đất nước này. Cha muốn mọi trẻ em của chúng ta được tới trường phù hợp với những tiềm năng chúng có - những ngôi trường tạo ra thách thức, tạo niềm cảm hứng, truyền cho chúng sự ngạc nhiên với thế giới quanh ta. Cha muốn các bạn cũng có cơ hội đi học đại học, dù cha mẹ họ có thể không giàu. Và cha muốn các bạn có được những việc làm tốt: những công việc có thu nhập khá và đem lại cho họ những phúc lợi như bảo hiểm y tế, những công việc cho phép họ được dành thời gian với con cái và có thể nghỉ hưu trong đàng hoàng.

Cha cũng muốn chúng ta đẩy xa hơn những bờ bến khám phá để con có thể sống, nhìn thấy những công nghệ và phát minh mới giúp cải thiện đời sống, giúp hành tinh sạch và an toàn hơn. Cha cũng muốn chúng ta đẩy những ranh giới của nhân loại, để vượt xa ra khỏi những chia rẽ sắc tộc, vùng miền, giới tính và tôn giáo vốn đang cản trở chúng nhìn thấy điều tốt đẹp nhất nơi những người khác.

Đôi khi chúng ta gửi những thanh niên nam nữ vào chiến tranh và nhiều tình huống nguy hiểm khác để bảo vệ đất nước - nhưng khi làm vậy cha muốn bảo đảm rằng việc đó chỉ tiến hành khi có một lý do thật chính đáng, rằng chúng ta cố gắng hòa giải những khác biệt với nhau bằng con đường hòa bình và làm mọi thứ có thể để những người lính của chúng ta được an toàn. Và cha muốn mọi đứa trẻ hiểu rằng những điều hạnh phúc mà những người lính Mỹ dũng cảm đó đấu tranh không phải tự nhiên mà có, rằng vinh dự lớn trở thành công dân của quốc gia này luôn đi kèm với trách nhiệm lớn.

Đó là bài học mà bà con đã dạy cha khi cha bằng tuổi các con, đọc cho cha những dòng đầu của Tuyên ngôn độc lập, nói cho cha về những người đàn ông và đàn bà đi đấu tranh cho sự bình đẳng, vì họ tin rằng những điều đã được viết ra hơn hai thế kỷ trước cần có ý nghĩa gì đó.

Bà giúp cha hiểu rằng nước Mỹ vĩ đại không phải vì nó hoàn hảo mà bởi vì nó luôn có thể được làm cho tốt đẹp hơn, rằng công việc còn dang dở để hoàn thiện liên hiệp chung này nằm ở nơi mỗi chúng ta. Đó là trách nhiệm chúng ta chuyển giao cho cháu con của mình, để mỗi thế hệ sau lại có thể tiến gần hơn đến một nước Mỹ mà chúng ta biết là nên như vậy.

Cha mong cả hai con sẽ gánh nhận trách nhiệm này, hãy sửa những sai lầm mà các con thấy, hãy làm việc để trao cho người khác những cơ hội các con đang có. Hãy làm không phải vì các con có nghĩa vụ phải đáp đền một đất nước đã trao cho gia đình ta rất nhiều, dù thực tế các con có trách nhiệm đó. Mà hãy làm bởi vì các con có trách nhiệm với chính bản thân mình. Bởi vì chỉ khi các con phấn đấu cho một cái gì lớn hơn bản thân mình, các con mới có thể nhận ra hết những gì tiềm tàng thật sự các con đang có.

Có những điều cha rất mong muốn cho các con - được lớn lên trong thế giới không có giới hạn cho những ước mơ của các con, không có thành tựu gì nằm ngoài tầm với, được trở thành những người phụ nữ đầy lòng thương yêu và tận tụy để giúp xây dựng thế giới này. Cha cũng mong muốn mọi đứa trẻ khác có cùng cơ hội được học, được mơ, được lớn lên và phát triển như những gì các con đang có. Đó là lý do cha đưa gia đình ta bước vào hành trình lớn này.

Cha rất tự hào về cả hai con. Cha yêu hai con hơn tất cả những gì các con từng biết. Và cha rất biết ơn các con mỗi ngày vì sự kiên nhẫn, đĩnh đạc, duyên dáng và hài hước mà chúng ta chuẩn bị để bắt đầu cuộc sống mới của mình trong Nhà Trắng.

Yêu các con,

Cha: Barack Obama

 

13/04/2009 16:29

Những bức thư 3

Thư tổng thống Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con mình

 

Thưa thầy !

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ ghét bỏ ta thì ta lại có thêm một người bạn.

Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quí giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố.

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Xin thầy dạy cho cháu biết thà rằng bị điểm kém vẫn còn hơn là gian lận trong thi cử.

Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo.

Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã.

Xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được một con người cứng rắn.

Xin hãy giúp cháu có được sự dũng cảm để không dung thứ sự sai trái và giúp cho cháu có được sự bền chí để là người dũng cảm. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân mình, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn”.

13/04/2009 16:27

Những bức thư 2

 

Thư Bác Hồ gởi bác sĩ Vũ Đình Tụng

 

Bức thư cảm động của bác Hồ gởi bác sĩ Vũ Đình Tụng khi nghe tin hai người con của ông hi sinh trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

“Thưa ngài !

Tôi được báo con giai ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc.

Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.

Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi; vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn luôn sống với non sông Việt Nam.

…Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ.

Ngài đã đem món của quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây chắc ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng.

Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn ngài, và gửi ngài lời chào thân ái và quyết thắng.

Tháng 1 năm 1947

HỒ CHÍ MINH”.

13/04/2009 16:18

Những bức thư

Bức thư gửi những người đang sống



 Buc thu co mot khong hai gui lai nguoi dang song

 

Đoạn trích một bức thư được gói kỹ càng để lại giữa cánh rừng nguyên sinh tại thượng nguồn sông Đồng Nai bên cạnh 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1 (Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam).

"Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn... Xin cho chúng tôi gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa.Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng".

Sự hy sinh rất đỗi bi hùng của những chiến sĩ Giải phóng quân và những dòng thư họ để lại như một lời ca bất tử của tuổi trẻ Việt Nam thời thắng Mỹ, là cảm nhận của người đọc khi bắt gặp bức thư này trong tập sách Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của Cố Thượng tướng Trần Văn Trà, do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành nhân kỷ niệm 30 năm ngày toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và lần thứ 60 Quốc khánh 2/9.

Lộ trình đến với bức thư “có một không hai” này được Cố Thượng tướng Trần Văn Trà kể lại: Vào mùa xuân năm 1984, trong một chuyến khảo sát để quy hoạch cơ sở sản xuất, đoàn cán bộ Nông trường “Giải phóng” – tỉnh Sông Bé (nay thuộc Bình Dương) do đồng chí Nhân – Thượng tá quân đội chuyển ngành, nguyên cán bộ Trung đoàn Bình Giã - dẫn đầu, ngược thượng nguồn sông Đồng Nai tới một vùng đồi rừng nguyên sinh đã xúc động, bàng hoàng trước một cảnh tượng rất đỗi thiêng liêng.

Trên 3 chiếc võng dù cùng cột chung đầu vào một thân cây, là 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ Quân giải phóng. Cạnh mỗi bộ hài cốt là một khẩu AK han rỉ, một đôi dép cao su. Những bí ẩn về sự hy sinh của 3 chiến sĩ giải phóng quân nhanh chóng được “giải mã” bởi bức thư bọc gói kỹ càng trong ni lông và được cột chặt ở đầu võng. Tuy những dòng viết run rẩy, nguệch ngoạc (vì bị thương, đói, khát), nhưng với những ý tứ, câu từ rất sáng rõ.

Những người viết tự giới thiệu: Chúng tôi: 1. Lê Hoàng Vũ, quê Thái Bình; 2. Nguyễn Chí, quê Quảng Ngãi; 3. Trần Viết Dũng, quê thành phố Sài Gòn, chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”, Trung đoàn BG (Bình Giã), Quân giải phóng miền Nam…

Những dòng thư đưa người đọc trở lại với một sự kiện lịch sử xảy ra cách hôm nay (2005) gần 40 năm. Ngày đó, sau trận tập kích của Trung đoàn Bình Giã và một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh Miền, diệt một lực lượng lớn quân Mỹ – Ngụy ở Bông Trang – Nhà Đỏ (Thủ Dầu Một), tháng 2/1966, trên đường rút về hậu cứ, một tiểu đội, trong đó có các anh Vũ, Chí, Dũng, được phân công nghi binh, đánh lạc hướng địch, để trung đoàn trở về an toàn.

Một tiểu đội 11 người với những chiếc bật lửa và vài chiếc máy thông tin, mỗi người một khẩu AK đã làm tròn nhiệm vụ tạo dấu vết một trung đoàn hành quân về hậu cứ sau trận tập kích thắng lợi. Sau mấy ngày băng rừng, vượt suối, hứng chịu hàng chục phi vụ rải thảm của B52, 8 người hy sinh; phương tiện thông tin hư hỏng.

Vượt qua những ngày “đói quay đói quắt…, khát như khô cháy cả ruột gan…” và mang trên mình đầy thương tích, 3 chiến sĩ còn lại đã tới được cánh rừng này. Sức kiệt, không thể đi tiếp, không còn phương tiện thông tin, các anh quyết định dừng lại và “chọn khu rừng đẹp đẽ này làm nơi an nghỉ cuối cùng…”.

Chúng ta hãy nghe các anh tâm sự: Quyết định rồi chúng tôi tự thấy khoan khoái lạ thường. Sáng suốt hẳn lên… Dừng lại ở đây với một ít sức lực còn lại viết một tường trình cuộc chiến đấu gửi lại cho ai đó tìm được…

Mỗi người đứng trước cái chết của mình cố gắng dùng một chút sức còn lại, quả thật rất ít ỏi, để thay nhau chấp bút. Chúng tôi đã chọn cây gỗ tơ còn sống lâu này làm trụ, giúp nhau mắc võng cho từng người, thống nhất nhau tư thế nằm trên võng, sắp xếp vài đồ vật còn lại… Chúng tôi sẽ chết ung dung thư thái như đã từng sống mãnh liệt mà thư thái với công việc chúng tôi đã làm…”.

Sau khi chọn cho mình cái chết, 3 chiến sỹ – người yếu viết trước, người còn sức dành viết sau; các anh dồn chút sức lực còn lại viết về cuộc chiến đấu trong mấy ngày qua, về sự hy sinh của đồng đội; những tình cảm thân thương da diết đối với bố, mẹ, vợ con, người thân, quê hương… và bày tỏ niềm tin vào ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ toàn thắng.

Lần lượt, Lê Hoàng Vũ, Nguyễn Chí vĩnh viễn ra đi. Người để lại những dòng lưu bút cuối cùng là Trần Viết Dũng. Xin được dẫn những dòng như dứt, rút từ gan ruột của anh: “…Nhưng rồi các bạn giục kết thúc lá thư đi thôi. Thời gian không chờ chúng tôi nữa. Chúng tôi đã cảm thấy sắp đến giờ phải từ giã cõi đời này rồi. Trước khi ra đi, thư phải được bảo quản cẩn thận để tránh thời gian mưa nắng phũ phàng. Thư. Thư phải về tới tay những người đang sống…

Nếu lá thư này được về với đồng đội chúng tôi trong Trung đoàn BG quân giải phóng miền Nam hay một đơn vị bạn nào đó qua đây, xin chuyển lên giùm cấp trên.

Tiểu đội Giải phóng quân chúng tôi trong Trung đội “Ký Con” đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn.

Còn như chúng tôi được phát hiện muộn hơn sau 5 năm – 10 năm – tự do quý giá, thì xin cho chúng tôi – gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng.

Hay trong trường hợp đến 50-100 năm sau, thư này mới tới những người, có thể gọi là thế hệ mai sau, thì cho phép chúng tôi gửi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích – Và hơn thế nữa nếu được, cho chúng tôi gửi lời chào niềm nở nhất đến những con người ở những vì sao xa xôi, những người bạn mới giữa các hành tinh.

Mùa Xuân giữa rừng miền Đông Nam Bộ.

Vũ-Chí-Dũng”.

Xin được nghiêng mình trước những gương hy sinh nghĩa liệt, trước những dòng huyết thư như một lời ca bất tử của những người trai đất Việt thời thắng Mỹ.

Theo tienphong


13/04/2009 16:13

Bài của nhạc sỹ Tuấn Khanh

Thế giới hình như có 4 chiếc giày, một chiếc bị loài người đói khổ ăn mất rồi (ăn luôn cả giây buộc và mút sạch cả đinh), hai chiếc đã được ném đi, một chiếc từ Trung Đông ném qua Mỹ, một chiếc từ Châu Âu ném vào mặt bọn bành trướng Bắc Kinh, NS Tuấn Khanh đang muốn giữ lại chiếc cuối cùng, chiếc giày lấm bẩn máu me trận mạc, lỗ chổ đau thương thù hận nhưng…rất vừa vặn với cảm xúc mình.

Cảm ơn NS Tuấn Khanh về bài viết rất đáng đọc và suy nghĩ này.

 

 

Chiếc giày xin giữ lại

Tuấn Khanh

 

 

Thật là hi hữu khi thế giới chứng kiến những chiếc giày “ thái độ” được ném về phía trước, nhằm vào hai chính khách của hai cường quốc lớn nhất thế giới.

Cảm giác thật lạ lùng khi giày lại trở thành một phương tiện biểu cảm sau hàng thế kỷ văn minh của loài người.

Mặc dù đích đến của những chiếc giày đó khác nhau nhưng rõ ràng, cách phản ứng của những người “nhận giày” cũng khác nhau.

Ông Bush, tổng thống Hoa Kỳ đã cười còn ông Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Hoa thì lại giận dữ ra mặt.

Điều này cũng nhanh chóng cho thấy thái độ chấp nhận điều mình đã làm ra trên một tinh thần dân chủ và tính cách thượng tôn mang tính cách triều đình, không chấp nhận nổi những sự khác biệt.

Chiếc giày được ném đi

Việt Nam là quốc gia đã từng có những cuộc chiến với nước Mỹ và Trung Quốc. Những kỷ niệm về các cuộc chiến đó còn khốc liệt và bi thảm hơn bất kỳ ai trong quốc gia của những người từng ném giày.

Tôi tự hỏi sẽ có bao nhiêu người trong đất nước tôi sẽ chọn ném giày vào chính phủ Mỹ hay chọn ném giày vào chính quyền Trung Quốc?

Tháng 11 năm 2000, khi ông Clinton cùng vợ và con gái đến thăm Việt Nam đã được hàng hàng người dân, kể cả những cựu binh quân đội chào đón và chờ được bắt tay.

Ông Clinton có lẽ cũng là lãnh tụ duy nhất của một quốc gia từng có ân oán với Việt Nam không lo sợ chuyện mình sẽ bị ném giày. Trong khi đó, dù được ca ngợi với tình hữu nghị lâu bền, nhưng chưa có một lãnh tụ nào của Trung Quốc được người Việt Nam chào đón như vậy.

Ở một phía khác được bộc lộ rất rõ trong các vụ biểu tình chống Bắc Kinh xâm lược đảo và đất Việt Nam vào tháng 12 năm 2007, đến mức Nhà nước Việt Nam phải huy động các lực lượng trấn áp hùng hậu để làm yên lòng chính quyền Trung Quốc.

Người Việt Nam không có thói quen ném giày, nên người ta phản ứng bằng cách ném các khẩu hiệu về phía các Tòa Tổng lãnh sự và Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam và mọi nơi trên thế giới với những hàng chữ bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hoa, đại loại như “đồ xâm lược”.

Ném giày vào ai?

Trong một bài viết của tác giả Quách Tường Uy, người Trung Quốc đang du học tại London, có viết rằng thế hệ của cô được người lớn dạy rằng Việt Nam là bọn xấu và hết sức vô ơn, tàn nhẫn.

Trong ký ức của tôi thì người Việt Nam lại luôn thấy những người Hoa là những người chân chất và hiền lành, dễ làm bạn.

Trong lời dạy của người lớn mà trẻ con miền Nam học được, những người Hoa này là những người yêu nước lưu lạc và mong chờ một ngày đất nước có thể phản Thanh phục Minh thành công mà quay về cố hương.

Từ tinh thần yêu nước cảm động này khiến tôi có rất nhiều bạn người Hoa ở tuổi học trò.

Với tôi và nhiều người khác, kể cả những người đã từng xuống đường vào ngày 9 tháng 12 năm 2007 để phản đối Trung Quốc xâm lược đảo và đất Việt Nam, không có người Trung Hoa xấu, mà chỉ có chính xác chính quyền Cộng sản Trung Quốc là rất xấu.

Không chỉ xấu với đất nước Việt Nam của chúng tôi, mà xấu với cả thế giới bằng cả chiều dài lịch sử hành động và ngụy biện của họ.

Thật là khó giải thích vì sao máu của những người dân Trung Hoa và thanh niên Việt Nam phải đổ xuống dọc đường biên giới hai nước trong cuộc chiến năm 1979. Điều làm rất nhiều người bạn Việt và Hoa tại Chợ Lớn, Saigon, chỉ mới buổi sáng uống ly cafe và tán gẫu vui vẻ với nhau, buổi chiều đã nhìn nhau ngại ngần im lặng.

Tác giả Quách Tường Uy có viết rằng thế hệ trẻ của cả hai nước đã dần quên đi cuộc chiến 1979 và không mang nặng mặc cảm về nó. Nhưng đó có lẽ là cảm giác riêng của thanh niên Trung Quốc.

Chiếc giày xin được giữ lại

Lý do của ý thức chống chính quyền Trung Quốc, là bởi người Việt Nam không bao giờ có thể an tâm với sự kiêu ngạo và tính bá quyền của những lãnh tụ như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình... vẫn được nối dài đến thời kỳ của Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo... và có thể sẽ còn nối dài nữa trong tinh thần Đại Trung Hoa.

Nhắc lại chuyện chiếc giày, khi còn nhỏ, tôi được đưa đi xem triển lãm tội ác của “Bọn bành trướng Bắc Kinh” từ cuộc chiến 1979.

Một trong những ký ức đau đớn nhất mà tôi còn nhớ, đó là một chiếc giày lính bằng vải dính máu của một chiến binh Việt Nam nào đó đã chết. Có thể đó là một công nhân ở Hải Phòng hay một người nông dân nào đó ở Cần Thơ.

Khi Việt Nam tái lập tình hữu nghị với Nhà nước Trung Quốc, một phần lịch sử trên đã biến mất để không làm “tổn thương tình hữu nghị của hai quốc gia”.

Tôi cũng không còn thấy chiếc giày đó nữa, cũng như không được biết rõ đất nước tôi đã mất hay giữ được bao nhiêu đất đai của tổ tiên sau cuộc chiến đó.

Nếu tôi được hỏi là sẽ chọn ném giày vào ai trong mối quan hệ Việt - Mỹ - Trung Quốc này, có lẽ tôi sẽ chọn xin và giữ lại chiếc giày đó - chính chiếc giày đẫm máu của tuổi thanh niên Việt Nam và đặt vào một không gian trân trọng nhất của Tổ quốc tôi hôm nay.

Thế hệ chúng tôi cũng như những người Hoa mà chúng tôi đã được biết, đã sống chung trên đất nước tôi không muốn thù hận nhưng thật lòng không bao giờ có thể lãng quên.

Từ BBC

Search site

New list

This list is empty.

Trung Dũng © 2008 All rights reserved.

Create a website for freeWebnode